Featured

Những job “khó nhằn” dạy mình điều gì?

Tuần vừa rồi, ở cương vị người tuyển dụng, mình phỏng vấn 2 bạn cho vị trí chuyên viên phòng, 1 bạn đang là Trưởng nhóm kiểm toán và 1 bạn chưa từng làm kiểm toán. Không phải mẫu số chung nhưng trong trường hợp này, bạn đã từng làm kiểm toán có tư duy mở và sẵn sàng chấp nhận sự thay đổi, thử thách hơn bạn còn lại, có lẽ một phần vì trong tính chất công việc hàng ngày đã rèn luyện cho kiểm toán viên đặc điểm này: mỗi khách hàng một loại hình hoạt động và sổ sách kế toán khác nhau. Ngược lại, bạn ứng viên còn lại am hiểu sự vận hành thực tế trong doanh nghiệp hơn. Hiểu nôm na, làm kiểm toán giống như rễ chùm, diện tích bộ rễ rộng nhưng không sâu, còn khi bước vào trong doanh nghiệp, bạn sẽ trở thành rễ cọc đâm sâu vào lòng đất.

Nếu được chọn lại, mình vẫn muốn trở thành bộ rễ chùm khi còn trẻ để tốc độ học hỏi nhanh nhất và bản thân không sợ sự thay đổi, bởi điều bất biến duy nhất trong cuộc sống chính là sự thay đổi. Dù thời gian làm kiểm toán không dài nhưng mình cũng đã được tiếp xúc với hàng trăm khách hàng khác nhau. Không chỉ trau dồi kiến thức chuyên môn, mình còn được học về kỹ năng mềm cũng như thái độ trong công việc từ chính sếp và khách hàng. Chính các job và khách hàng khó nhằn lại là điều mình nhớ nhất, không chỉ vì bị “ăn hành sưng húp mắt” mà còn bởi đây chính là “người thầy” dạy mình nhiều nhất.

Continue reading “Những job “khó nhằn” dạy mình điều gì?”
Featured

Nghề kiểm toán “tàn phá” nhan sắc?

Chào bạn, hôm nay mình hơi “cá đuối”. Dù là giải quyết được kha khá việc nhưng đến cuối ngày, khi nghe tin một người bạn sắp nghỉ việc và vị trí cũ mình từng làm được thay thế bởi một người mới thì không khỏi chạnh lòng, trên đường đi làm về đầu óc trống rỗng luôn. May về nhà có Dứa bi bô đón từ cửa nên đến giờ, khi ngồi viết những dòng này thì tâm trạng đã bình ổn trở lại. Thật ra, bên cạnh lúc vui, ai cũng sẽ phải trải qua những ngày kém vui hơn chút, như cách nói của người chị “chim lợn chúa” thì là “Cột sống mà, chấp nhận thôi”, và chính thời điểm vượt qua khoảnh khắc đó là lúc mình học cách trưởng thành.

Nhân tiện, mình nảy ra ý tưởng viết về một số thói quen có hại cho sức khỏe của Kiểm toán viên nói riêng và dân văn phòng nói chung. Thay đổi đồng nghiệp, môi trường có thể là một lý do hữu hình ảnh hưởng tới tâm lý, nhưng có những nguyên nhân trực quan hơn mà ai cũng phải thừa nhận và nghiêm túc suy nghĩ bởi nó ảnh hưởng trực tiếp tới thể chất mỗi người. Cùng nhau liệt kê để xem mình kể sót gì không nhé.

Continue reading “Nghề kiểm toán “tàn phá” nhan sắc?”
Featured

5 Tư Duy Đúng bạn trẻ cần có trước khi đi làm

Ngày mình hỏi chị Phương Bi “Sau khi rời kiểm toán, em nên làm gì?”. Chị Bi nói mình có thể làm kiểm toán nội bộ. Cuối cùng, sau vài lần nhảy việc, dù không chính xác công việc như chị Bi tiên liệu, mình cũng trở thành Chuyên viên kiểm soát nội bộ của một tập đoàn.

Đây là công việc toàn thời gian lâu nhất mình từng gắn bó, tự thú 1 lần đã nộp đơn xin nghỉ và vài lần nung nấu ý tưởng tương tự trong những đợt sức khỏe suy giảm mà vẫn phải phượt gần 30km/ngày. Mình cũng nhớ như in ngày đầu tiên chân ướt chân ráo vào công ty đã bị shock tưởng nghỉ việc ngay hôm đó vì không được xài internet. Ấy thế mà quay đi quay lại đã 5 năm ở đây và 10 năm đi làm, mình từ người độc thân, rồi lập gia đình và giờ đã là mẹ của em bé 2 tuổi.

Continue reading “5 Tư Duy Đúng bạn trẻ cần có trước khi đi làm”
Featured

Phân loại Khách hàng của Công ty kiểm toán

Chào bạn, bài hôm nay hơi chuyên môn một chút, nhưng theo mình, những kiến thức được cung cấp thực sự quan trọng khi bạn bước chân vào 1 công ty kiểm toán và đứng trước ngã rẽ chọn phòng, bởi mỗi phòng sẽ phụ trách một mảng khách hàng kiểm toán riêng biệt. Quyết định của bạn lúc này có thể ảnh hưởng tới hướng phát triển tiếp theo của bạn sau khi rời ngành, nên hãy dành vài phút để đọc bài viết nhé.

Theo quy định của pháp luật, Khách hàng của công ty kiểm toán là ai?

Để thực hiện dịch vụ kiểm toán cũng như các dịch vụ khác có liên quan như kế toán, thuế, tư vấn, tài chính, tin học,… các tổ chức kiểm toán độc lập có quan hệ với khách hàng tự nguyện hoặc bắt buộc theo quy định của pháp luật.

Continue reading “Phân loại Khách hàng của Công ty kiểm toán”
Featured

Rời ngành, kiểm toán viên về đâu? (P2 – Ngoài Công ty kiểm toán)

Liệu bước chân đi có thể quay lại?

Khi một người quyết định rời bỏ ngành kiểm toán, trước mắt họ mở ra một thế giới rộng lớn của cơ hội và khám phá. Trải qua nhiều năm làm việc trong lĩnh vực này, họ tích luỹ được một lượng kiến thức vô cùng quý báu về hoạt động của các loại hình doanh nghiệp/tổ chức khác nhau, tài chính, quản lý, và phân tích dữ liệu. Những kỹ năng này có thể được áp dụng vào nhiều lĩnh vực, mở ra nhiều cơ hội để phát triển sự nghiệp. Điều quan trọng là đảm bảo rằng quyết định này phù hợp với mục tiêu cá nhân và đam mê của họ. Sự tương thích và sự hứng thú trong hướng phát triển mới sẽ là động lực quan trọng để đạt được thành công trong tương lai.

Tiếp nối bài viết Nấc thang sự nghiệp trong nghề kiểm toán, bằng kinh nghiệm và quan sát cá nhân, mình sẽ đưa tới bạn một số hướng phát triển sau khi rời ngành, khi bạn cảm thấy đã sẵn sàng để bước ra và đón nhận một cơ hội mới.

Continue reading “Rời ngành, kiểm toán viên về đâu? (P2 – Ngoài Công ty kiểm toán)”
Featured

5 sự thật không phải ai cũng biết

Những lầm tưởng vừa hài hước vừa dễ thương

Trước khi bước chân vào nghề, mình có vài “lầm tưởng” mà giờ nghĩ lại thấy vừa buồn cười vừa dễ thương. Lúc đó, mình nghĩ kiểm toán viên giống như những “siêu nhân” với 3 đầu và 6 tay, và mình muốn trở thành một “siêu anh hùng” kiểm toán. Có lẽ đó là hình ảnh quá mơ hồ, vì sau này, khi đã làm nghề một thời gian, mình nhận ra rằng kiểm toán viên cũng chỉ là con người bình thường thôi.

Những kỹ năng mà mình tưởng tượng ban đầu, không phải ai cũng có hoặc có người giỏi hơn ở một khía cạnh nào đó, nhưng ai cũng có thể sống tốt với nghề, chỉ cần có đam mê và tận tâm. Sự hài hước trong việc này chính là bạn có thể phát hiện ra rằng mình không cần phải là “siêu anh hùng” để thành công trong kiểm toán.

Continue reading “5 sự thật không phải ai cũng biết”
Featured

Nấc thang sự nghiệp trong nghề kiểm toán (P1 – Trong Công ty kiểm toán)

Không thể nhảy cóc, nhưng rất rõ ràng

Chào bạn, người chuẩn bị đặt chân vào Công ty kiểm toán. Từ kinh nghiệm cá nhân, mình nhận thấy Kiểm toán là một trong những nghề có lộ trình phát triển rõ ràng và công bằng. Bạn không thể nhảy cóc lên sếp khi chưa chập chững tập đi, và khi đã đủ vững vàng thì không ai có thể kìm hãm bạn chạy, có thể trong cùng Công ty hoặc bay cao tới các vùng trời khác.

Bài viết này sẽ đề cập tới 6 nấc thang phát triển của 1 nhân sự trong công ty kiểm toán. Dù bản thân mới đi được nửa chặng đường, mình cũng sẽ chia sẻ với bạn về từng bậc theo góc nhìn và quan điểm cá nhân, không chỉ trong ngành kiểm toán mà còn ở thị trường lao động nói chung.

Continue reading “Nấc thang sự nghiệp trong nghề kiểm toán (P1 – Trong Công ty kiểm toán)”
Featured

Hành trình đi tìm Dream Job bằng … Luật hấp dẫn

“Khi bạn khao khát một điều gì đó, cả vũ trụ sẽ hợp lực giúp bạn đạt được”

Tốt nghiệp với tấm bằng Tài chính doanh nghiệp, mình loay hoay không biết xin việc gì bởi nghề duy nhất thầy cô chỉ ra cho mình trên giảng đường đại học là Giám đốc tài chính, trong khi các công ty thường không tuyển chuyên viên tài chính mới ra trường chưa có kinh nghiệm chứ huống chi Giám đốc. So với các chuyên ngành cụ thể như kế toán, kiểm toán, ngân hàng,… ngành học của mình làm gì cũng được mà lại chẳng làm được gì bởi khá chung chung. Cuối cùng, mình vào chỗ người quen làm kế toán.

Công ty người quen lúc đó đã đủ nhân sự phòng kế toán, nhưng có một chị chuẩn bị nghỉ sinh nên mình được nhận. Bắt đầu với các nhiệm vụ đơn giản như sắp xếp chứng từ, kế toán thanh toán, hành chính, chuẩn bị hồ sơ thầu,… , chỉ một hai tuần mình đã quen việc. Khối lượng được phân công ít và lặp đi lặp lại nên mình khá nhàn, có những ngày chỉ dám hoàn thành chút chút để để phần việc mai có cái làm.

Continue reading “Hành trình đi tìm Dream Job bằng … Luật hấp dẫn”
Featured

5 kỹ năng ai cũng cần trong nghề kiểm toán

Không chỉ để “sống sót” mà còn để phát triển rực rỡ với nghề

Trong mùa bận, mỗi tuần 1 kiểm toán viên có thể phải làm 2-3 job với các loại hình doanh nghiệp khác nhau. Ngoài thời gian phỏng vấn, thu thập bằng chứng và thực hiện các thủ tục kiểm toán ở khách hàng, kiểm toán viên cũng còn ti tỉ các việc không tên khác ở văn phòng như hoàn thiện file, lập báo cáo,… Vậy làm thế nào để một người chân ướt chân ráo vào nghề có thể sống sót qua năm đầu tiên, năm thứ hai hay lựa chọn kiểm toán là sự nghiệp lâu dài? Chìa khóa chính là sở hữu bộ kỹ năng mềm cơ bản, càng lâu năm thì các kỹ năng này càng thuần thục, ngấm vào máu và giúp bạn nâng cao hiệu suất công việc gấp nhiều lần.

Dưới đây, chúng mình sẽ tìm hiểu về 5 kỹ năng quan trọng, không thể thiếu để một người tồn tại và phát triển trong môi trường công việc đầy áp lực và nhiều thách thức như nghề kiểm toán:

Continue reading “5 kỹ năng ai cũng cần trong nghề kiểm toán”
Featured

Audit Dictionary: Các thuật ngữ bạn cần biết về nghề Kiểm toán

Hiểu đúng trước khi làm đúng

Câu hỏi đầu tiên trong bộ 5 câu hỏi 5W luôn là “What – Cái gì?” thay vì “How – Làm như thế nào?”. Phải hiểu đúng trước khi làm đúng. Do đó, trước khi đưa các bạn tìm hiểu sâu hơn về nghề Kiểm toán, mình muốn giới thiệu một số thuật ngữ chuyên ngành quan trọng và thường gặp, để bạn không bị bỡ ngỡ khi đọc các báo cáo hay bài viết có chủ đề liên quan.

Các thuật ngữ khi đọc Báo cáo kiểm toán

Sản phẩm chính của việc kiểm toán là Báo cáo kiểm toán, dù công việc được kiểm toán là báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán dự án hoàn thành hay các nhu cầu khác của khách hàng.

Báo cáo kiểm toán: Khi google cụm từ “Báo cáo tài chính kiểm toán của Công ty A”, bạn thường bắt gặp những báo cáo dài hàng chục trang và nghĩ rằng toàn bộ việc lập Báo cáo này là của Kiểm toán. Thực tế, sản phẩm gọi là “Báo cáo kiểm toán” chỉ là 2 trang trong số đó và đại diện Công ty kiểm toán cũng chỉ ký 1 chữ cuối trang này.

Continue reading “Audit Dictionary: Các thuật ngữ bạn cần biết về nghề Kiểm toán”
Featured

Kế toán & Kiểm toán – Câu chuyện của Người làm xuôi và Kẻ xem ngược

Sự khác nhau cơ bản giữa Kế toán và Kiểm toán

Mỗi khi giới thiệu về công việc kiểm toán của bản thân với các ông bà/cô chú, mình hay nhận được thêm câu hỏi “Cũng giống kế toán hả?”. Cách giải thích mình thường dùng là “Kế toán làm xuôi, còn Kiểm toán làm ngược, tức là kiểm tra lại công việc của Kế toán”.

Đây không chỉ là cách giải thích đơn giản để những người ngoài ngành dễ dàng hình dung về sự khác nhau của 2 nghề nghiệp mà đúng là bản chất của mỗi công việc. Dù trong cùng lĩnh vực “toán”, Kiểm toán và Kế toán là 2 công việc khác nhau và cần tuân thủ những chuẩn mực riêng ở từng quốc gia.

Có bao giờ bạn thắc mắc rằng Kiểm toán có phải là công việc thừa khi đã có không chỉ một mà là một nhóm người (phòng Kế toán) ngày ngày tập hợp từng chứng từ, kiểm tra từng giao dịch và hạch toán từng bút toán trong 365 ngày của năm. Nhóm người này hiểu rất rõ đặc thù tổ chức, nói không quá, họ chính là người “đi guốc trong bụng tổ chức”, vậy còn ai có thể làm báo cáo chuẩn hơn họ cơ chứ?

Continue reading “Kế toán & Kiểm toán – Câu chuyện của Người làm xuôi và Kẻ xem ngược”